5 khó khăn cần vượt qua khi đi du học Nhật Bản

Đăng bởi Havetco vào lúc 12/01/2017

5 khó khăn cần vượt qua khi đi du học Nhật BảnKhông có con đường nào dẫn đến thành công mà không có khó khăn trở ngại. Bên cạnh những vấn đề khó khăn thì du học Nhật Bản có vô vàn điều tốt đẹp. Chỉ cần bạn có nghị lực, quyết tâm và định hướng rõ ràng thì chắc chắn du học Nhật Bản sẽ là bước đệm vững chắc giúp bạn vươn tới thành công trong tương lai. Và sau đây là 5 khó khăn bạn sẽ cần phải vượt qua khi du học Nhật Bản.

1. Khó khăn trong cuộc sống hàng ngày

Trong thời gian sống, học tập tại Nhật Bản, bạn có nhu cầu mua sắm thứ gì thì chắc chắn bạn sẽ có thể mua được. Tuy nhiên giá cả của nó lại khá đắt, chính vì thế bạn nên chuẩn bị trước từ khi còn ở nhà. Ví dụ như một số gia vị ở Nhật khá đắt là hành, ớt tươi, nước mắm… Bởi ở Nhật Bản, người ta không dùng gia vị là nước mắm để chấm mà chỉ dùng nước tương Nhật.
Đã có rất nhiều bài viết mình nói về vấn đề giá tiền thuê nhà ở Nhật bản, nó rất cao. Bạn có thể lựa chọn thuê phòng trong kí túc xá với nhiều bạn bè khác để giảm chi phí nhưng đồ đạc sẽ phải dùng chung và kí túc xá thì chật chội hơn rất nhiều so với thuê nhà bên ngoài. Bạn có thể rủ thêm bạn bè để thuê nhà bên ngoài hoặc đăng ký sống cùng gia đình người Nhật.
Thường thì ở Nhật họ rất ít khi dùng đến xe máy bởi ở Nhật Bản, hệ thống xe bus, tàu điện của họ vô cùng hiện đại và tiện lợi, bạn có thể đi sử dụng chúng để đi đến bất cứ nơi đâu trên đất nước của họ. Đa phần các du học sinh thường sắm cho mình một chiếc xe đạp để đi lại bởi nó tiện dụng và phổ biến. Bạn có thể yên tâm gửi xe đạp của mình trên đường phố hoặc các ga tàu mà không sợ bị mất cắp bởi hệ thống an ninh của người Nhật là vô cùng chắc chắn.

2. Lối sống, tư duy của người Nhật rất khác

Một nét văn hoá rất đặc trưng của người Nhật mà khi đi du học Nhật Bản bạn cần phải biết đó là người Nhật thường rất ngại làm điều gì gây phiền hà người khác. Khi làm bất cứ việc gì với người khác, họ thường trao đổi, lắng nghe ý kiến của nhau. Khi có những ý kiến trái ngược nhau, họ vẫn tôn trọng ý kiến của nhau, và cố gắng đưa ra hướng làm việc mà cả hai đều cảm thấy thoải mái. Mỗi khi họ không thực hiện được điều gì như đã hẹn thì họ luôn thông báo trước và xin lỗi đối tác. Một số bạn Việt Nam chưa hiểu được việc này nên đôi khi gây ra những “sự cố” đáng tiếc.

3. Giá cả đắt đỏ, đặc biệt là ở tại các thành phố lớn

Được mệnh danh là nơi có giá cả đắt đỏ nhất thế giới. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, đối với những sinh viên du học ở Nhật Bản tự túc thì sẽ phải cân nhắc thật kỹ trong chi tiêu cá nhân cũng như tìm hiểu mức học phí của trường mà mình đang theo học để không phải bỏ dở giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí.
Học phí của các trường đại học quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí rất khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên. Tuy đắt đỏ nhưng cũng không phải là không có cách tiết kiệm. Vấn đề là làm sao chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập.

4. Vấn đề ngôn ngữ

Rất nhiều bạn du học sinh khi sang đến Nhật mà vốn tiếng Nhật vẫn còn bập bẹ, không đủ để nghe, giao tiếp. Điều này sẽ khiến cho bạn khó có thể theo kịp các bạn trong lớp. Bởi giảng viên nói hoàn toàn bằng tiếng Nhật chứ không có người phiên dịch. Chính vì vậy, các bạn nên học tiếng Nhật thật tốt khi còn ở Việt Nam, tiếng Nhật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hành trình du học Nhật bản tự túc của bạn.

5. Nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình

Sống, học tập tại một đất nước hoàn toàn xa lạ. Các du học sinh sẽ không được ở gần người thân, bạn bè người Việt. Khi đó, nỗi nhớ nhà được thể hiện qua những việc rất đỗi đời thường như thèm những món ăn mẹ nấu, thèm nghe mùi thơm của một món ăn, thèm được gặp người Việt để trò chuyện bằng tiếng Việt… Thêm vào đó, các du học sinh sẽ phải tự làm việc nhà như nấu nướng, vệ sinh nhà cửa. Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, các du học sinh thường tự nấu ăn ở nhà. Những bạn dù chưa từng vào bếp ở Việt Nam, nhưng sang đến Nhật một thời gian chắc chắn sẽ có thể tự tin tuyên bố:” Tôi có thể nấu ăn”.

Nguồn: internet

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục