Hầu hết tất cả các trường hợp bị từ chối gia hạn đều xuất phát từ lí do thư giải trình (GTE) không rõ ràng và đủ thuyết phục. Bộ di trú sẽ nhìn vào bức thư giải trình để xem liệu bạn có thật sự xin visa với mục đích học tập hay không?
Hoặc cũng có những trường hợp, lần đầu do viết thư giải trình không nghiêm túc, visa bị từ chối, đến khi các bạn xin lại và bổ sung một GTE hoàn chỉnh hơn, visa được cấp chỉ ngay trong vòng 1 nốt nhạc.
Vậy, khi nhìn vào bức thư giải trình, bộ di trú yêu cầu những gì?
– Thứ nhất: Circumstance in your home country: Những lý do vì sao người xin visa không lựa chọn những khóa học tương tự ở Việt Nam, những ràng buộc để quay về Việt Nam của người xin visa, khả năng kinh tế ở Việt Nam cũng như số lượng nhân thân ở Việt Nam.
– Thứ hai: Potential Circumstance in Australia: các bạn nên tránh nói ra những yếu tố tiềm năng có thể giúp bạn xin được thường trú ở Úc. Bạn cần nêu ra được sự hiểu biết của bạn về luật pháp Úc, về trường bạn học, khóa học, và các thông tin liên quan các điều kiện trong visa của bạn.
– Thứ ba: Value of course to your future: khóa học có đem đến cơ hội để bạn có thể kiếm được công việc tốt hơn, hoặc có sẽ nhận được mức lương cao hơn khi khóa học kết thúc?
Sự liên quan của khóa học đến lịch sử học tập cũng như kinh nghiệm trước đây cũng như đối với tương lai, những lợi ích sau khi hoàn thành khóa học và quay trở về nước.
– Thứ tư: Immigration History: đã từng đến nước Úc hoặc đi những nước xin visa khác bị từ chối hoặc bị cancel chưa, nếu có thì vì lý do gì và nếu không thì người xin visa đã không tuân thủ các điều khoản như thế nào?
– Thứ năm: Other relevant matter: Các bằng chứng cụ thể, chi tiết, hoặc những lý do khác support cho bức thư giải trình của bạn.
Chỉ vỏn vẹn 5 ý chính nhưng để viết được một bức thư giải trình hoàn chỉnh là điều khiến các bạn du học sinh đau đầu và tốn nhiều thời gian nhất.
Trước khi đặt bút viết một bức thư giải trình, hãy cố gắng thu thập đủ thông tin, tìm hiểu đủ kỹ càng để nâng cao phần trăm thành công cho hồ sơ xin visa của bạn.
Theo Edunetwork Australia / Vietucnews